Scholar Hub/Chủ đề/#tiên lượng thấp/
Tiên lượng thấp là dự đoán không khả quan về diễn biến bệnh lý của bệnh nhân, thường áp dụng trong trường hợp ung thư giai đoạn cuối hoặc biến chứng y học cấp cứu. Yếu tố ảnh hưởng bao gồm tuổi tác, giới tính, tiền sử bệnh lý, và phong cách sống. Khi tiên lượng thấp, mục tiêu từ điều trị khỏi bệnh chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ, tập trung cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều này giúp bác sĩ và gia đình chuẩn bị tâm lý và định hướng kế hoạch điều trị tốt hơn, mặc dù tiên lượng không luôn chính xác.
Tiên Lượng Thấp: Khái Niệm và Ý Nghĩa
Trong các lĩnh vực như y tế, tiên lượng thấp thường được hiểu là sự dự đoán không khả quan về diễn biến tương lai của một bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Thuật ngữ này có thể được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ bệnh ung thư giai đoạn cuối đến các biến chứng nặng trong y học cấp cứu.
Ứng Dụng của Tiên Lượng Thấp trong Y Tế
Tiên lượng thấp thường được bác sĩ sử dụng khi các dấu hiệu lâm sàng cho thấy khả năng sống sót hoặc cải thiện sức khỏe của bệnh nhân là rất thấp. Điều này có thể do nhiều yếu tố bao gồm:
- Tình trạng bệnh lý ở giai đoạn muộn hoặc không thể điều trị hiệu quả.
- Phản ứng kém đối với các phương pháp điều trị hiện có.
- Các bệnh lý nền làm giảm khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tiên Lượng Thấp
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của một tình trạng. Một số yếu tố chính bao gồm:
- Độ tuổi và giới tính: Một số bệnh lý có tiên lượng xấu hơn ở một số nhóm tuổi hoặc giới tính nhất định.
- Tiền sử bệnh lý: Các bệnh lý nền hoặc tiền sử bệnh nghiêm trọng có thể tác động tới khả năng hồi phục.
- Tình trạng lâm sàng hiện tại: Mức độ tiến triển của bệnh tại thời điểm chẩn đoán có thể quyết định tiên lượng.
- Phong cách sống: Các yếu tố như khả năng đáp ứng điều trị, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
Tác Động Của Tiên Lượng Thấp Đối Với Quyết Định Điều Trị
Khi đối mặt với tiên lượng thấp, các chuyên gia y tế thường phải đưa ra những quyết định khó khăn về kế hoạch điều trị. Trong nhiều trường hợp, mục tiêu chuyển từ điều trị khỏi bệnh sang chăm sóc giảm nhẹ, tập trung vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Điều này có thể bao gồm:
- Giảm thiểu triệu chứng đau đớn và khó chịu.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tâm lý tốt nhất có thể.
- Hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân và gia đình.
Kết Luận
Tiên lượng thấp là một khía cạnh quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe, giúp định hướng cho các quyết định lâm sàng và kế hoạch điều trị. Mặc dù không phải lúc nào tiên lượng cũng chính xác, nó vẫn là công cụ hữu ích để hỗ trợ các bác sĩ và gia đình bệnh nhân trong việc chuẩn bị cho tương lai.
Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
#phân loại POSEIDON #đáp ứng kém #tiên lượng thấp #tỷ lệ thai diễn tiến #thụ tinh ống nghiệm.
Kết quả thụ tinh ống nghệm của nhóm bệnh nhân “tiên lượng thấp” theo phân loại POSEIDON Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện trên các bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm được chẩn đoán là tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON (I, II, III, IV), từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016 tại IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức. Các trường hợp không chọc hút noãn và xin noãn bị loại khỏi nghiên cứu.
Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại theo POSEIDON về các đặc điểm cơ bản và đáp ứng buồng trứng. Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn sau khi sử dụng toàn bộ phôi từ một chu kỳ KTBT của nhóm I là 28,2%, nhóm II là 18,9%, nhóm III là 11,9% và nhóm IV là 16,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân loại với P < 0,001.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu ghi nhận khả năng phân loại của tiêu chuẩn POSEIDON khá tốt ở đặc điểm đáp ứng buồng trứng và kết quả thai của nhóm bệnh nhân có “tiên lượng thấp”. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiến cứu tiếp theo nhằm đưa ra các chiến lược điều trị cá thể hóa, cải thiện cơ hội thành công cho nhóm bệnh nhân tiên lượng thấp này.
#phân loại POSEIDON #đáp ứng kém #tiên lượng thấp #tỷ lệ thai diễn tiến #thụ tinh ống nghiệm.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM DOPPLER NĂNG LƯỢNG KHỚP CỔ TAY BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Đánh giá mức độ hoạt động bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị và theo dõi bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Mục đích: (1) Mô tả đặc điểm siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, (2) Xác định một số yếu tố liên quan giữa hình ảnh tổn thương khớp cổ tay trên siêu âm Doppler năng lượng với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được thực hiện trên 103 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Kết quả: Mức độ tăng sinh mạch khớp cổ tay trên PDUS mức độ 1 (tăng sinh nhẹ) chiếm 58,25%, mức độ 2 (tăng sinh trung bình) là 24.27% và 7,70% ở mức độ 3 (tăng sinh mạnh). Mức độ tăng sinh mạch theo thang điểm bán định lượng trên siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có mối liên quan có ý nghĩa với các yếu tố phản ánh mức độ hoạt động bệnh trên lâm sàng và xét nghiệm là số khớp sưng, số khớp đau, VAS toàn thể, nồng độ CRP và các chỉ số đánh giá mức độ hoạt động bệnh thường được sử dụng là DAS28-CRP. Kết luận: Siêu âm Doppler năng lượng khớp cổ tay có thể được sử dụng như một phương pháp để đo lường mức độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp.
#viêm khớp dạng thấp #khớp cổ tay #lâm sàng #cận lâm sàng
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG HUYẾT KHỐI SAU PHẪU THUẬT BẰNG HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP VÀ RIVAROXABAN Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị dự phòng huyết khối tĩnh mạch sau phẫu thuật bằng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) và rivaroxaban. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu 30.010 NB phẫu thuật >18 tuổi từ 1/1/2017 đến 31/9/2018 được điều trị chống đông bằng LMWH hoặc rivaroxaban. Trong đó 25479 NB dự phòng bằng LMWH và 4531 NB dự phòng bằng rivaroxaban. Kết quả nghiên cứu: Nhóm NB bị HKTM sau phẫu thuật của nhóm LMWH 0,6% (146/25479) cao hơn nhóm rivaroxaban 0,3% (15/4531) và tỉ lệ NB mắc HKTM trong 90 ngày sau ra viện của nhóm LMWH 0,5% (138/25479) cao hơn nhóm rivaroxaban 0,3% (14/4531). Có 6,2% (1585/25479) NB dự phòng LMWH có xuất hiện biến chứng xuất huyết nhiều hơn nhóm rivaroxaban có 4,5% (206/4531). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết luận: Rivaroxaban làm giảm tỷ lệ tái phát HKTM và không làm tăng nguy cơ xuất huyết ở BN sau phẫu thuật so với LMWH, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
#rivaroxaban #LMWH #Heparin trọng lượng phân tử thấp #surgery
KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM THEO PHÂN LOẠI POSEIDON TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN Mục tiêu: Đánh giá kết quả làm thụ tinh trong ống nghiệm của các nhóm bệnh nhân theo phân loại POSEIDON. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 263 trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn theo phân loại POSEIDON tại bệnh viện Bưu Điện trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các kết quả kích thích buồng trứng và kết quả có thai giữa các nhóm theo phân loại POSEIDON. Tỷ lệ thai diễn tiến của nhóm 1 là 51,5%, nhóm 2 là 28,1%, nhóm 3 là 44,8% và nhóm 4 là 21,7%. Kết luận: số noãn thu được, số noãn trưởng thành, số noãn thụ tinh và số phôi giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 4. Kết quả có thai nhóm 1 cao nhất, sau đó đến nhóm 3 và nhóm 4 là thấp nhất
#thụ tinh trong ống nghiệm #phân nhóm POSEIDON #tiên lượng thấp
Nghiên cứu số lượng T-CD4, T-CD8 trong máu bệnh nhân vảy nến thông thường được điều trị bằng NB-UVB kết hợp methotrexate liều thấp Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi số lượng T-CD4, T-CD8 trong máu bệnh nhân vảy nến thông thường trước và sau điều trị bằng chiếu NB-UVB kết hợp uống methotrexate liều thấp tại Bộ môn - Khoa Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2018. Đối tượng và phương pháp: 35 bệnh nhân vảy nến thông thường được uống 7,5mg methotrexate/tuần kết hợp chiếu UVB-31nm 5 lần/tuần (nghỉ thứ 7, chủ nhật) trong 4 tuần. Kết quả: Trước và sau điều trị, số lượng tế bào T-CD4 là: 682,34 ± 311,18 và 511,37 ± 217,33 (TB/ µl) với p<0,01 và T-CD8 là 613,09 ± 417,12 và 419,71 ± 194,58 (TB/ µl) với p<0,01. Không có mối liên quan giữa số lượng tế bào T-CD4 và T-CD8 với mức độ bệnh, nhưng số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 ở mức độ vừa và nặng sau điều trị đều giảm có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Số lượng T-CD4 và T-CD8 sau điều trị bằng methotrexate kết hợp UVB-311nm đều giảm rõ so với trước điều trị và không có mối liên quan với mức độ bệnh.
#Bệnh vảy nến thông thường #T-CD4 #T-CD8 #methotrexate #UVB-31nm
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT TRỰC TRÀNG TRƯỚC THẤP VÀ CẮT CỤT TRỰC TRÀNG ĐƯỜNG BỤNG – TẦNG SINH MÔN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật (PT) cắt trực tràng trước thấp và cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn điều trị ung thư trực tràng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, có theo dõi dọc trên 210 BN được PT điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021. Đánh giá CLCS của BN bằng cách sử dụng bảng câu hỏi QLQ-30 và CR29 của Tổ chức Ung thư Châu Âu. Kết quả: 176 BN (83,8%) được PT cắt trực tràng trước thấp (LAR) và 34 BN (16,2%) được PT Miles. Không có sự khác biệt đáng kể về điểm số chức năng hoặc triệu chứng theo tiêu chuẩn QLQ-C30 giữa nhóm PT Miles và PT LAR. Đánh giá theo thang điểm của QLQ-CR30 và QLQ-CR29 cho các nhóm BN, phân tích đơn biến cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trên bốn tiêu chuẩn. BN sau PT Miles có điểm số cao hơn về triệu chứng tiểu dắt (p = 0,0001), đau bụng (p = 0,0001), đau vùng tầng sinh môn và xấu hổ (p = 0,0001) so với BN sau PT LAR. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật Miles điều trị ung thư trực tràng bằng hoặc kém hơn hơn chất lượng cuộc sống sau LAR trong một số trường hợp. Thực tế này cần được xem xét trong vấn đề lựa chọn chiến thuật điều trị và chăm sóc sau mổ đối với BN ung thư trực tràng.